Niệm ngu và không ngu
———– HT Thích Thanh Từ
Này Thiện tri thức, sao gọi là Bát-nhã ? Bát-nhã, Trung Hoa dịch là trí tuệ. Tất cả chỗ, tất cả thời, mỗi niệm không ngu, thường hành trí tuệ tức là Bát-nhã hạnh.
Ngài dạy Bát-nhã là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là trí tuệ. Tất cả chỗ như ở chùa, ra xóm, đến chợ…, tất cả thời là sáng trưa chiều… lúc nào cũng vậy, mỗi niệm đều không ngu. Thế nào là mỗi niệm ngu, thế nào là mỗi niệm không ngu ?
Tỉ dụ chúng ta đang đi trên đường, bất chợt nghe trong nhà có hai người đang cãi nhau, chúng ta dừng lại nghe xem ai phải ai quấy. Niệm dừng lại nghe ai phải ai quấy là niệm gì ? Là niệm ngu, tức là chạy theo cảnh thì niệm đó gọi là niệm ngu. Trái lại nếu hằng sống với trí tuệ, không theo, không dính với bất cứ điều gì, đó là không ngu. Thường hành trí tuệ là hành cái trí không bị kẹt, bị dính nơi mọi cảnh.
Đó là chỗ tôi hay nhắc quí vị. Hoặc nghe tiếng nói, hoặc thấy hình sắc liền phân biệt hay dở, tốt xấu v.v… đó là người ngu, mải đuổi theo ngoại cảnh nên làm mờ mắt trí tuệ Bát-nhã. Niệm niệm không ngu là hằng không dấy niệm đuổi theo ngoại cảnh, lúc nào cũng hằng tỉnh, hằng giác, người được như vậy tức là đã hành Bát-nhã.
*** Trích ( KINH PHÁP BẢO ĐÀN – DỊCH & GIẢNG ) – thuongchieu.net
————
Nguồn: Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét