Kinh nghiệm luyện thiền - #Dr.NguyenTrungBank #TrithuctreGroup

#Dr.NguyenTrungBank  #TrithuctreGroup

#Dr.NguyenTrung Hỗ trợ hệ thống tiếp thị Banks và Lands Toàn Cầu - Kết Nối Email:Email của anh: trung.nt.hcm@trithuctrejsc.com ok để anh thông báo gửi cho các đối tác gửi thông tin qua email mới:marketing@trithuctrejsc.com Cùng Phát Triển Thịnh Vượng

TRITHUCTREGROUP - VAYTINCHAPBANKS.COM

Hot USAorder

Post Top Ad

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Kinh nghiệm luyện thiền

Trong một ý niệm giải thích về Thiền, Thiền Sư Vô Ngôn Thông đã phát biểu: Thiền hay Thiền Sư không phải là một cái gì có thể định nghĩa được, như cây thoan lư kia, nhìn thẳng vào đó thì thấy ngay, khỏi cần qua trung gian ngôn ngữ và khái niệm. Thiền là sự tỉnh thức, sự sinh hoạt trong thế giới thực tại, chỉ có thể thể nghiệm mà không thể đàm luận và giảng giải. (VNPG Sử Luận).thientinhtam
Kinh nghiệm thiền tập của Tâm Thiền:
Trước tiên bạn cần nhận thức cái tôi là không thật. Cái tôi chỉ là do vô số các yếu tố khi đủ duyên thì hội tụ thành, khi duyên tiêu tán thì tan mất. Nói tôi vui, tôi buồn, tôi thương, tôi ghét là không thật đúng. Bởi nếu có cái tôi thì khi vui phải vui mãi không ngơi sao có lúc lại nói tôi buồn, hay như khi thương thì phải thương hoài sao có lúc lại nói tôi ghét. Cái tôi chỉ là huyễn hóa, duyên hợp tạm bợ. Cái tôi do đó không thật có, thì cái gọi là của tôi cũng không thật.
Khi có nhận thức như vậy, chúng ta sẽ dần vơi giảm ái ngã, vốn dĩ là nguồn gốc của tham, sân, si, của mọi khổ đau trong cuộc đời. Khi có nhận thức về cái tôi như vậy, thì khi có những ý niệm, xúc cảm hỷ nộ ái ố… lăn xăn khởi lên trong tâm tưởng, khi ấy, bạn chỉ cần nhìn thẳng vào chúng. Chỉ cần nhìn, nhìn, và nhìn mà không khởi lên bất kỳ một ý nghĩ nào khác, không tham đắm, không đè nén, không lãng tránh, không cố diệt trừ, cũng không mong cầu bình yên. Nhìn để thấy được các tiến trình sinh khởi, lan tỏa, tăng giảm cường độ, và dần tan biến mất của chúng. Liền ngay đây, bình yên sẽ hiện lên, bản tâm hằng thanh tịnh, rỗng rang, và sáng tỏ sẽ hiện lên.
Từ bản tâm này, bạn có thể phát khởi ra những ý nghĩ, lời nói, và hành động đúng đắn làm lợi lạc cho không chỉ bản thân, mà còn cho cả mọi chúng hữu tình xung quanh.
Niệm tưởng, xúc cảm chỉ là huyễn hóa, duyên hợp tạm bợ. Nên khi chúng khởi lên, chỉ cần hay biết, chỉ cần nhìn như vậy, chúng sẽ dần tan.
Có bốn Pháp để bạn thực hành:
– Biết vọng không theo: nhìn với ánh nhìn như trên.
– Đối cảnh vô tâm: vô tâm này là không khởi tâm phân biệt, không rơi vào thế giới nhị nguyên với các ý nghĩ đối đãi giữa có không, được mất, đi đứng, ngồi nằm, trong ngoài, trên dưới, thiện ác, đẹp xấu, to nhỏ, dài ngắn,… Do nhận biết cảnh bên ngoài chỉ là huyễn hóa, duyên hợp tạm bợ nên liền buông xả, không khởi ý phân biệt. Như nhìn một bông hoa chỉ là nhìn như bông hoa đang là, không khởi ý khen chê đẹp xấu, để không phải khởi lên xúc cảm thích, hay không thích, thương, hay ghét.
– Không kẹt vào hai bên đối đãi: vượt thoát khỏi thế giới nhị nguyên.
– Thường sống với bản tâm thanh tịnh, rỗng rang, và sáng tỏ, không theo cái giả.
————
Chúng ta ngồi thiền để đạt được điều gì? Đối với tôi ngồi thiền mỗi ngày là một thói quen không thể thiếu. Sau mỗi thời thiền tôi cảm thấy toàn thân nhẹ nhàng, tinh thần rỗng rang, tỉnh táo, đặc biệt là sau thời thiền buổi trưa, không cần ngủ nhưng tôi vẫn có thể duy trì đuợc trạng thái tươi mới như lúc sáng.
Sau nhiều lần thử nghiệm các phương pháp như theo dõi hơi thở, sự phồng xẹp của bụng khi hít vào thở ra, tôi thấy rằng việc kết hợp cân bằng giữa định và quán vào một điểm trên chóp mũi, vừa tưởng tượng điểm đó màu trắng vừa giữ cố định nó là phương pháp phù hợp nhất với mình, đem lại cho tôi những trải nghiệm trên.
Mỗi khi bắt đầu thời thiền tôi đều thực hành như vậy. Mỗi khi có niệm khởi lên tôi liền buông bỏ ngay để tiếp tục pháp thiền của mình. Việc buông bỏ này đôi khi diễn ra dễ dàng như trở bàn tay do niệm khởi lên ít liên quan đến bản thân như hình ảnh, âm thanh của một bộ phim, hoặc ý nghĩ về một câu chuyện nào đó thú vị, hấp dẫn của người khác… Tuy nhiên, khi các niệm có liên quan trực tiếp đến bản thân như những lời nhận xét của người khác đối với tôi thì khi ấy việc buông bỏ gặp ít nhiều khó khăn.
Tôi bị chúng lôi kéo khỏi pháp định quán song tu của mình, trở thành người tự đặt câu hỏi và đưa ra những lý lẽ biện luận cho vấn đề nhằm đem lại cảm giác dễ chịu cho mình. Tôi cảm thấy càng lúc càng bị chúng lấn áp, làm cho thời thiền trở nên nặng nề. Những niệm này đôi khi là lời giải đáp cho những khúc mắc của tôi trong đời sống thường ngày hoặc có khi là ý nghĩ sân đối với đối tượng đã gây ra sự bất lợi, đem đến những cảm xúc tiêu cực trong tôi. Khi ấy tôi bắt đầu áp dụng cách quán tưởng rằng tất cả các niệm dù tích cực hay tiêu cực đều chỉ làm tôi tiêu hao năng lượng, trong khi tôi muốn dành càng nhiều năng lượng càng tốt vào pháp thiền của mình. Tất cả chúng chỉ là bề nổi, không thực sự là trạng thái sâu thẳm, bất diệt, không thêm không bớt mà những ai tu thiền đều muốn hướng đến.
Ngay khi nhận thức như vậy tâm tôi bỗng trở nên nhẹ nhàng hơn, có cảm giác như vừa trút được một gánh nặng xuống đất, tôi lại có thể dễ dàng quay về với pháp thiền của mình đó là hướng vào nhận thức và duy trì sự hiện diện của điểm trắng trên chóp mũi. Tuy nhiên, các niệm vẫn còn quanh quẩn một cách vi tế đâu đó trong tâm thức, tôi cứ để việc đó như thế diễn ra, không còn thấy cần thiết phải chú ý đến chúng nữa. Khi ấy việc hành thiền tiếp diễn trong một không gian tâm thức tương đối thanh tịnh.
Đôi khi việc dập tắt các niệm lại được sự tiếp duyên từ bên ngoài. Có những thời thiền khi đang bị các tạp niệm lấn áp thì bỗng dưng một tiếng động lớn bên ngoài vang lên làm chúng dừng lại một cách nhanh chóng. Điều gì đã diễn ra? Tôi quán sát thấy rằng chính cái khoảnh khắc ngay lúc nghe thấy tiếng động, chỉ nghe chứ chưa khởi tâm phân biệt tiếng động của vật gì phát ra hay ai gây ra, khoảnh khắc này tồn tại rất ngắn ngũi như đức Phật từng so sánh tạm thời với một cái khẩy móng tay, hay chính xác phải gọi là một sát na (một đơn vị thời gian rất nhỏ) là bản tâm thanh tịnh bất biến, không thêm không bớt của mình, khi đó tôi không vương vấn với niệm cũ cũng không ham thích chạy theo tiếng động. Tâm thanh tịnh này trong thiền Tông gọi là “Bản lai diện mục” hay bộ mặt xưa nay của ta, là nơi phát xuất và trở về của các trạng thái tâm tham, sân, si. Tâm này chính là mặt nước phẳng lặng trong suốt, còn các tâm kia như những gợn sóng, sóng to hay sóng lớn đều có chung bản tánh của nước. Nhận thức như vậy, tôi ngày càng có thể bắt gặp được nhiều hơn cái khoảnh khắc đó, hòa nhập vào nó, khi đó không còn thấy tồn tại người đang quán sát và đối tượng quán sát nữa.
Nhưng sự đau đớn không dễ gì từ bỏ tôi, nó lại tăng lên một cách khủng khiếp hơn, trong khi các tạp niệm vẫn đang vây quanh và có chiều hướng tăng dần cùng với cơn đau làm đầu óc tôi bắt đầu nặng nề, mệt mỏi, thân tâm bị dao động. Như dây đàn quá căng hoặc quá chùng thì không thể phát ra âm thanh hay, tôi bắt đầu chuyển chánh niệm trở lại với điểm trắng tại chóp mũi, quán tưởng các tế bào thần kinh là vô số các điểm trắng ấy. Lúc đó tâm tôi dần trở nên nhẹ nhàng hơn, đầu óc không còn thấy nặng nề, căng kéo nữa. Tiếp đến tôi quán tưởng điểm đang diễn ra cơn đau mạnh nhất di chuyển về hợp với điểm trắng. Bằng cách ấy, thân (chóp mũi, trạng thái nhận biết “có thân thể đây”, theo Kinh Tứ Niệm Xứ), thọ (cơn đau nơi thân và cảm giác nặng nề, căng thẳng, bứt rức, bực bội ở tâm), tâm (trạng thái của tham, sân, si phát sinh khi muốn không còn phải chịu đau đớn, muốn được thoải mái trong một tư thế khác nhưng cũng vừa muốn duy trì tư thế cũ) và pháp (những gì còn rơi rớt lại trong tâm bao gồm các vọng niệm (hình ảnh, âm thanh, mùi vị, xúc chạm…), các trạng thái tham, sân, si; các lạc thọ, khổ thọ…) như hòa vào nhau. Cảm thọ đau, các niệm cấu uế, các dao động, mệt mỏi của thân tâm dần dần tan biến, giảm bớt, một cảm giác an lạc, nhẹ nhàng lại đến với tôi. Nhưng sau một lúc, cơn đau lại nổi bật lên trên các yếu tố khác, khi ấy tôi cố gắng giữ bình tĩnh, chú tâm, chánh niệm một cách liên tục vào nó, giữ khoảng cách không quá gần cũng không quá xa thì không lâu sau nó bỗng chấm dứt một cách đột ngột, toàn thể thân tâm tôi trở nên nhẹ nhàng, an lạc và yên bình.
Trong suốt thời thiền, khoảng 45 phút đầu tôi chủ yếu thực hành pháp định quán song tu, cố gắng duy trì và tưởng tượng ra một điểm trắng trên chóp mũi mà không quan tâm đến các tạp niệm. Sau đó, cơn đau mới thực sự bắt đầu tăng dần, mặc dù trong 45 phút đầu có đôi lúc cơn đau xuất hiện nhưng nó nhanh chóng tan biến, tôi cũng không mấy để tâm quán sát nó, nhưng vào lúc này tôi bắt đầu áp dụng lần lượt các cách đối trị cơn đau như trên. Một là giữ chánh niệm liên tục vào cơn đau để nhận thấy sự sinh diệt liên tục của nó để rồi đến một lúc nào đó có thể tiến tới trực nhận khoảnh khắc nó chấm dứt (về mặt sinh học thì có cái gọi là cơn đau, cái này thì mãi mãi tồn tại cho đến khi chết còn về mặt tâm thức nói chấm dứt cơn đau là nói không còn có cái tôi chịu đựng đau đớn vậy). Đây là cách tốt nhất để phát triển năng lực thiền định đưa đến các tầng thiền sâu hơn. Hai là tạm thời quán tưởng chuyển cảm giác về cơn đau và các tạp niệm đến hợp với điểm trắng để giảm bớt căng thẳng, sau đó quay trở lại tiếp tục thực hành cách thứ nhất. Và cuối cùng, khi cảm thấy không còn có thể đối diện với cơn đau được nữa, tôi liền hạ thấp niềm kiêu hãnh của mình và dần dần xuất thiền, thay đổi tư thế, nghỉ ngơi khoảng 5 đến 10 phút rồi sau đó tiếp tục thời thiền thứ hai cũng với tư thế hoa sen nhưng thay vì chân phải bắt chéo lên chân trái, thì giờ đây là chân trái bắt chéo trên chân phải.
Bằng cách ứng dụng các cách thức quán tưởng trên, tôi có thể ngày càng kéo dài thời thiền của mình, tăng dần từ lúc ban đầu thực tập chỉ được 30 phút lên đến hơn một tiếng như hiện nay.
Các bạn thì sao, hãy chia sẻ kinh nghiệm thực tập thiền của mình để chúng ta đạt được nhiều an lạc trong đời sống hàng ngày.
Nguồn Ảnh: SmashingMagazine

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Top Ad