Có một mùa hè nóng nực, trời nóng như thiêu như đốt, mãi mà không có giọt mưa nào. Đất đai bị hạn hán khô cằn, nứt nẻ, sông suối cạn khô. Muôn loài nháo nhác vì thiếu nước.
Không có nước uống, mẹ con nhà Quạ sắp lả đi vì khát. Quạ mẹ đã dẫn các con đi khắp nơi, nhưng không tìm đâu ra nước. Cuối cùng Quạ mẹ cũng tìm được một cái bình. Nhưng cái bình rất sâu, Quạ chẳng có cách nào uống được tí nước còn lại dưới đáy bình.
Quạ mẹ nghĩ mãi rồi bảo các con đi lấy sỏi thả vào bình. Nhờ vậy mà nước dâng lên đến miệng bình, Quạ mẹ và Quạ con có nước uống, qua được cơn khát.
————
Lành thay khi sinh ra được làm người, lại có duyên biết đến, tu học theo Phật Pháp. Bởi học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người, giúp cho con người đạt tới giác ngộ, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi đầy khổ đau. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu chuyện về một người phụ nữ đã có duyên lành đến với Phật Pháp khiến cho bao người phải thầm ngưỡng mộ.
Rằng thì có một người phụ nữ nọ, ngay từ thuở nhỏ đã có ý nguyện xuất gia vào chùa tu tập. Thế nhưng, do hoàn cảnh đưa đẩy, người đã không thể thực hiện được ý nguyện tốt đẹp của mình. Người sau đó đã lấy chồng, sinh con, và làm bà chủ của một cửa hàng bán văn phòng phẩm, và một hãng xe cho thuê. Đời sống gia đình của người sung túc, và hạnh phúc đủ đầy. Vậy nhưng, người vẫn canh cánh bên lòng nỗi niềm muốn xuất gia. Và mãi cho đến năm bốn mươi tuổi người mới có duyên lành được quy y, được đặt Pháp danh. Cuộc sống của người sau đó đã có nhiều chuyển biến tích cực. Người thường hay đi chùa, làm việc thiện, cúng dường, bố thí, phóng sanh…, đặc biệt là người rất thích nghe giảng Phật Pháp thông qua băng đĩa của các sư thầy, sư cô. Người đặc biệt có duyên với các sư cô, khi mà gian hàng văn phòng phẩm của người rất thường hay được tiếp chuyện với các sư cô. Bên cạnh đó, còn có những điều kỳ đặc xảy đến với người, người thường hay ngủ mơ thấy cảnh mình xuất gia làm ni cô, rồi bất thình lình ngồi bật dậy đọc vanh vách Kinh điển một cách trôi chảy. Những sự việc như thế càng làm cho người thêm vững niềm tin rằng duyên lành xuất gia vào chùa tu tập đã đến, đã chín muồi. Vậy nên, người đã thẳng thắng bày tỏ nỗi niềm của người với chồng con. Khi ấy, chồng con người vì không nỡ xa cách với người nên đã rơi lệ, nhưng với ý chí, với quyết tâm mạnh mẽ người đã vượt qua sự chi phối của tình cảm gia đình mà thực hiện cho tới cùng tâm nguyện xuất gia của người. Và vào lúc này đây, người ta khi hay tin người xuất gia, bèn đồn đãi với nhau rằng do người làm ăn thất bát, thiếu nợ chồng chất nên phải trốn vào chùa mà trú ngụ.
Thậm chí người ta còn thuê cả xe chở nhau vào chùa tìm hiểu thực hư, cho đến khi tận mắt chứng kiến cảnh người tu hành đầy tinh tấn dù phải trải qua bao gian khó, thử thách, người ta mới tin rằng người thật có tấm lòng cao đẹp. Sau một quãng thời gian tu tập tại chùa, người đã được sư bà trụ trì đồng ý cho về nhà mở tịnh xá. Thế là, từ ngôi nhà khang trang ngày nào, người đã được sự đồng thuận của chồng con để có thể chuyển đổi ngôi nhà thành một ngôi tịnh xá thuận lợi cho việc tu tập. Chồng của người khi ấy sau khi ly hôn với người, đã tình nguyện trở thành đệ tử của người, lúc ban đầu thay đổi cách xưng hô tuy có không thuận miệng, nhưng dần dà mọi việc đã đâu vào đấy. Thế nhưng, những tiếng lời bàn tán, dị nghị của bàn dân thiên hạ lại khởi lên. Người thì bảo rằng người lập nên tịnh xá là để chiếm đoạt tiền cúng dường của các Phật tử. Người thì cho rằng vợ chồng chung sống với nhau trong cùng một ngôi tịnh xá như thế thì tu hành sao đặng. Những tiếng lời bàn tán đầy thị phi, và nhiễu nhương là như thế, vậy nhưng, sự thật cũng dần được sáng tỏ, bằng sự chân tu của mình, người đã cảm hóa được nhiều người trở thành đệ tử của mình, trong đó có cả những người đã từng là dân anh chị, là giang hồ khét tiếng, nhưng cũng đã được người cảm hóa bằng giáo lý nhà Phật, và họ đã tự nguyện hoàn lương, sống đời một cách tốt đẹp hơn. Câu chuyện của người sau đó đã được lan rộng khắp mọi nơi, cả trong ngoài đời lẫn trên các trang mạng xã hội. Mong sao cho ai đó khi hay biết sẽ đổi thay thái độ, và cách hành xử của mình để có được cuộc sống bình yên, và hạnh phúc hơn.
Cuộc đời là vậy, nhưng dù cuộc đời có như thế nào đi nữa, mỗi người chúng ta cũng đều cần đến một sự tỉnh giác nhất định nào đó để có được thái độ, và cách hành xử hợp tình hợp lý nhất có thể. Và để có được điều này có lẽ là chúng ta cần phải có được nhận thức đúng đắn về cái tôi. Cái tôi chỉ là do vô vàn các yếu tố khi đủ duyên thì hội tụ thành, khi duyên tiêu tán thì tan biến mất, cái tôi chỉ là huyễn hóa, duyên hợp tạm bợ, cái tôi không thật có, thì cái gọi là của tôi cũng không thật. Khi có nhận thức như vậy, chúng ta sẽ dần vơi giảm ái ngã, vốn dĩ là nguồn gốc của tham, sân, si, của mọi khổ đau trong cuộc đời. Khi có nhận thức như vậy, thì khi có những ý niệm, hay xúc cảm lăn xăn hiện lên trong tâm tư, chúng ta chỉ cần nhìn, nhìn, và nhìn thẳng vào chúng, chỉ nhìn mà không tham đắm, không đè nén, không diệt trừ, không lãng tránh, cũng không mong cầu bình yên, nhìn để thấy được các tiến trình sinh khởi, lan tỏa, tăng giảm cường độ, và dần tan biến mất của chúng. Trong khi tọa thiền, chúng ta nên chú tâm vào một điểm trước mặt, có thể chọn một điểm trên chóp mũi. Trong khi chú tâm như vậy, nếu vọng tưởng, xúc cảm thị phi, và cơn đau có khởi lên nhè nhẹ, chúng ta có thể thản nhiên bỏ qua chúng, đừng để ý đến chúng, vẫn tiếp tục chú tâm tại một điểm trên chóp mũi, chúng có hiện lên rồi sẽ tự tan, nhưng khi vọng tưởng, xúc cảm thị phi, và cơn đau khởi lên quá mãnh liệt, thì lúc này, chúng ta có thể lùi về một góc chuyển sang theo dõi hơi thở vào ra một cách tự nhiên nơi mũi, đừng bận tâm đến chúng, hoặc chúng ta có thể chuyển sang nhìn thẳng vào chúng, rồi chúng cũng sẽ tan. Khi vọng tưởng thuộc về thế giới nhị nguyên phân biệt đối đãi giữa có không, được mất, hơn thua, phải quấy, trong ngoài, đẹp xấu, thiện ác, vui buồn, thương giận… tan mất, khi đó chỉ còn lại duy nhất niệm vi tế tại chóp mũi, chúng ta cần nên buông xả cả niệm vi tế này, cần thêm một bước vượt qua tâm thái này, nhà thiền gọi là đầu sào trăm trượng cần phải một bước nhảy qua, như khi trèo lên cây một trăm thước, khi trèo lên là còn có cây để trèo, trèo tới đầu sào chót ở trên, phải nhảy qua khỏi mới được, nhảy khỏi cho tan nát tâm phân biệt, chấp trước vi tế, để không rơi vào không, năng giác sở giác đều không, mọi thứ đối đãi dứt bặt, nhảy qua khỏi liền thể nhập vào bản tâm hằng thanh tịnh, rỗng rang, và sáng tỏ, thường hay biết mọi sự vật, hiện tượng nhưng không khởi ý phân biệt. Từ tâm thái này chúng ta sẽ thể phát khởi ra những ý nghĩ, lời nói, và hành động đúng đắn đem đến lợi lạc chân chính cho không chỉ bản thân mà còn cho cả mọi chúng hữu tình xung quanh.
————
Tham khảo: songdep.xitrum.net, tinhtam.vn, phapluatso.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét